Sự giống nhau đến kỳ lạ giữa Hoàng Bách và Hoàng thái tử Bảo Long
Sự kỳ lạ này khiến Hoàng Bách tò mò nên đã tìm thêm những hình ảnh khác của chàng hoàng tử này và càng nhìn những bức ảnh của Hoàng thái tử Bảo Long anh càng “nổi da gà”. Anh nhận thấy rằng, thời điểm anh từ 18 – 28 tuổi là giống Hoàng thái tử Bảo Long nhất.
Hoàng Bách bị ám ảnh bởi thấy mình giống Hoàng thái tử Bảo Long như "hai giọt nước"
Rất nhiều người thân và bạn bè của Hoàng Bách cũng thừa nhận, anh và Hoàng thái tử Bảo Long giống nhau như “hai giọt nước’. Có người còn bảo, chắc kiếp trước Hoàng Bách chính là Bảo Long. Có người cho rằng, giữa Hoàng Bách bây giờ và hoàng thái tử Bảo Long ngày xưa chỉ khác nhau ở bàn tay. Bàn tay Hoàng Bách thon dài và đẹp hơn do chỉ sử dụng để chơi đàn. Một số khác không tin chuyện Hoàng Bách và Hoàng thái tử Bảo Long giống nhau là có thật mà chỉ nghĩ anh đang hóa thân vào nhân vật này trong một bộ phim lịch sử nào đó.
Chân dung Hoàng thái tử Bảo Long
Ông được triều đình phong là hoàng thái tử khi mới lên 3 và để chuẩn bị kế thừa chức vị khi Bảo Đại tạ thế. Bảo Long được thụ hưởng một nền giáo dục Pháp, khi Nam Phương hoàng hậu hay các quan trong triều muốn nói chuyện với Bảo Long cũng dùng tiếng Pháp. Ngoài ra, từ nhỏ ông ít khi tham gia các nghi lễ Phật giáo mà dự những nghi lễ theo lối Tây phương và nói chuyện với các quan Tây. Vì lý do này nên mãi tới sau 1945, bằng nhiều cố gắng Bảo Long mới học thông thạo được tiếng Việt do trước ở trong nhà và sinh hoạt ông chỉ toàn nói tiếng Pháp. Sau ngày vua cha Bảo Đại thoái vị đánh dấu việc kết thúc nhà Nguyễn ông cùng các em theo hoàng hậu Nam Phương về cung An Định sống và học tại trường Đồng Khánh cùng với các gia đình bình dân.
Năm 1947, chiến tranh Pháp – Việt nổ ra, Nam Phương đem Bảo Long và các anh chị em đến Thorenz tại Cannes thuộc vùng biển Coote d’Azur, Pháp sinh sống.
Những năm sống lưu vong ở Pháp, sau nhiều biến cố, ông theo học ngành Luật và Khoa học Chính trị tại Paris và rồi đi làm cho một ngân hàng của gia đình bên ngoại, rồi ông sống lặng lẽ, không dính đến việc chính trị. Tuy nhiên, ông đã từng cộng tác với Hoàng Tử Bảo Vàng (con của vua Duy Tân) trong nhiều dự án về từ thiện, giáo dục và văn hóa cho người Việt Nam.
Bảo Long không kết hôn, chỉ có một thời gian ông sinh sống với một cô gái Pháp, đã có con riêng, tên là Isabel Ébey, tới ngày bà này mất, từ đó ông không còn quan hệ tình cảm với ai nữa. Cũng thời gian này, Bảo Long một phần vì ăn chơi, một phần vì sợ bảo vật của nhà Nguyễn bị lọt vào tay người nước ngoài nên ông lấy hết các tài sản còn được thừa kế từ cha mình.
Bảo Long qua đời tại Bệnh viện Sens năm 2007, hưởng thọ 71 tuổi. Ông từ trần sau cha ông là vua Bảo Đại gần đúng 10 năm (30 tháng 7 năm 1997).